SIPPO Việt Nam tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực, hỗ trợ xuất khẩu và là cầu nối giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam kết nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài.
-
project-detail.ProjektnameChương trình Thúc tiến Xuất khẩu Thuỵ Sĩ
-
project-detail.Projektdauer2017 project-detail.bis 2020
-
project-detail.FinanzierungChương trình được Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ (SECO) tài trợ.
-
project-detail.ThemenfeldKinh tế bền vững và bao trùm
Hợp tác và Phát triển Năng lực
Xác định vấn đề
Việt Nam, với những lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân sự và vị trí địa lý, là một quốc gia có tiềm năng xuất khẩu cao. Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với các tiềm năng này. Doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận thị trường và khách hàng quốc tế.
SIPPO Việt Nam cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho các Tổ chức Hỗ trợ thương mại (BSO) và các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu. Các đơn vị hưởng lợi trực tiếp tại Việt Nam bao gồm các tổ chức xúc tiến, hỗ trợ thương mại (BSOs), các hiệp hội ngành hàng, phòng thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cách SIPPO hoạt động
Hợp tác với SIPPO, các tổ chức hỗ trợ thương mại có thể cung cấp dịch vụ xuất khẩu chuyên nghiệp và các doanh nghiệp có thể hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn
SIPPO tập trung xây dựng các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao năng lực quản lý và khả năng cung cấp các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu “last mile” đến thị trường các nước phát triển, nền kinh tế mới nổi một cách hiệu quả và bền vững cho các tổ chức hỗ trợ thương mại hay còn gọi là BSO. Nỗ lực này không chỉ giúp mở rộng thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu mà còn giúp chuyển đổi các nhà sản xuất trong nước hướng tới xuất khẩu. Các yếu tố chính được SIPPO tập trung xây dựng cho BSO là nâng cao năng lực xúc tiến thương mại nhằm cung cấp các dịch vụ phù hợp cho các công ty thành viên, cải tiến chuyên môn nghiệp vụ B2B, nâng cao khả năng thu thập thông tin và dữ liệu, giải thích thông tin chuyên sâu về thị trường Thụy Sĩ và các nước châu Âu, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý thông tin khách hàng (CRM) và hệ thống đánh giá quản lý chất lượng (MRM). Chiến lược này được xây dựng dựa trên nền tảng thương hiệu chương trình SIPPO toàn cầu, được kỳ vọng sẽ đem lại cho các BSO những công cụ hiệu quả, nền tảng công nghệ, phương thức quản lý, đào tạo trực tuyến.
Mục tiêu tổng thể của chương trình là nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường “last mile” một cách hiệu quả, bền vững cho các BSO. Từ đó, BSO có khả năng cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực cho chính các thành viên của họ và định hướng thị trường cho các doanh nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.
Các chỉ số chính là:
- Chỉ số 1: tạo việc làm mới và duy trì việc làm
- Chỉ số 2: tăng doanh số xuất khẩu
- Chỉ số 3: tăng số lượng đơn hàng tiềm năng
- Chỉ số 4: tăng nguồn thu cho các BSO